ess@careertoday.com.vn

ess@careertoday.com.vn

0877699759

0877699759

Sáng 8h-12h & Chiều 13h-17h

Sáng 8h-12h & Chiều 13h-17h

Giai đoạn tìm việc luôn khiến chúng ta căng thẳng, bất kể là khi mới ra trường hay khi muốn nhảy việc. Theo một nghiên cứu gần đây, hơn 60% người tìm việc ở Việt Nam cho biết họ gặp phải áp lực tâm lý khi tìm việc làm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp, mà còn cuộc sống và sức khỏe của người tìm việc. Trong bài viết này, hãy cùng CareerToday điểm danh 6 áp lực tâm lý khi tìm việc làm có thể bạn chưa biết.

Top 6 áp lực tâm lý khi tìm việc
Top 6 áp lực tâm lý khi tìm việc

1.      Sợ bị từ chối tuyển dụng

Việc nhà tuyển dụng từ chối hay đánh trượt khi bạn ứng tuyển ở một vị trí công việc mơ ước là một nỗi sợ, áp lực tâm lý mà không ai có thể tránh được khi tìm việc. Hầu hết mọi người đều lo lắng và căng thẳng. Nỗi sợ bị từ chối đôi khi ngăn cản bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó để lấy lại sự tự tin, lòng tự trọng và củng cố bản lĩnh. Từ đó, tiếp tục sự nghiệp mơ ước của mình, đừng để nỗi sợ bị từ chối tuyển dụng tác động đến những điều mà bạn muốn làm, những cơ hội mà bạn xứng đáng có được.

Sợ bị từ chối tuyển dụng
Sợ bị từ chối tuyển dụng

2.      Không nhận được phản hồi kết quả

Nếu bạn nộp đơn xin việc hay đi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng không hồi âm sẽ cảm thấy “đứng ngồi không yên”, hoang mang, lo lắng và có phần không được tôn trọng. Từ đó, tạo áp lực tâm lý e ngại khi đi tìm việc.

Để giải quyết hiệu quả nỗi lo này chính là bạn cần đầu tư tìm hiểu kỹ về công việc bạn sắp ứng tuyển, viết CV và Cover Letter một cách chỉn chu, để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Như vậy, tỷ lệ nhận được phản hồi kết quả sẽ cao hơn.

Trường hợp, bạn không nhận được phản hồi thì hãy nhớ rằng bạn vẫn còn cơ hội khác đang rộng mở cho bạn sắp tới. Đừng lo lắng, hãy tự tin để có thể tìm được công việc ước mơ.  

3.      Bị đánh giá và nhận xét

Áp lực tâm lý sợ bị người khác đánh giá và nhận xét không đủ khả năng được hình thành từ những tác động xã hội. Nỗi sợ này khiến cho nhiều người dần trở nên thụ động, không dám bộc lộ quan điểm và rụt rè khiến các cơ hội tốt bị vuột mất khỏi tầm tay.

Những lời đánh giá và nhận xét có thể giúp bạn phấn đấu thay đổi bản thân. Thế nên, nếu bạn ngồi im chỉ vì sợ bị đánh giá, bạn sẽ mất đi cơ hội được lắng nghe những lời góp ý mang tính xây dựng và có ích đối với bản thân theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Bạn hãy bắt đầu xác định mục tiêu làm việc của mình, những kỹ năng và kiến thức phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong buổi phỏng vấn hơn.

Bị đánh giá và nhận xét
Bị đánh giá và nhận xét

4.      Sợ thay đổi và thử thách

Những người thành công từ thực lực trên thế giới hầu hết xuất phát điểm không ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của họ mà chính là cách họ tiếp cận và đương đầu với những thay đổi và thử thách cuộc sống.

Thay đổi là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong cuộc sống để đạt được những mục tiêu và trở nên thành công hơn. Hãy nghĩ về mặt tích cực, những sự thay đổi và thử thách sẽ giúp bản thân bạn vượt qua những giới hạn bản thân để tiến bộ hơn.

Lời khuyên ở đây là bạn phải phân tích, tìm hiểu thêm những thông tin nơi làm việc mà mình sẽ chuyển đến như chế độ đãi ngộ, phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp.

5.      Môi trường không phù hợp

Môi trường làm việc luôn ảnh hưởng nhất định đến công việc và tâm lý nhân viên. Bạn mong muốn một môi trường làm việc lý tưởng, thoải mái và tạo nhiều điều kiện học hỏi, như những gì nhà tuyển dụng đã nói với bạn, … nhưng thực tế có thể khác xa tưởng tượng. Từ đó, dẫn đến sự thất vọng, áp lực tâm lý khi tìm việc làm.

Bạn có thể biết rằng mình phù hợp với môi trường văn hóa làm việc mới hay không? Điều đó chẳng dễ dàng chút nào nhưng bạn hãy nghiên cứu, tìm thông tin từ nhiều nguồn, quan sát từ buổi phỏng vấn, …

Môi trường không phù hợp
Môi trường không phù hợp

6.      Mức lương không như kỳ vọng

Công việc mơ ước mang lại rất nhiều cho bạn. Nhưng không thể phủ nhận rằng mức lương vẫn là tiêu chí quan trọng tạo áp lực tâm lý khi ứng viên ứng tuyển cho một vị trí nào đó.

Bên cạnh mức lương, bạn có thể xem xét đến những yếu tố khác mà vị trí đó mang lại cho bạn có phù hợp không như chế độ đãi ngộ, thời gian tăng lương và môi trường làm việc, … để đưa ra quyết định.

Mức lương không như kỳ vọng
Mức lương không như kỳ vọng

Trên đây, là điểm danh 5 áp lực tâm lý khi tìm việc mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hãy tự tin vào chính mình và tìm được công việc phù hợp. Chúc bạn thành công nhé!

Bài viết liên quan:

HRBP – MŨI TÊN VÀNG TRONG NGÀNH NHÂN SỰ

CAREER PATH LÀ GÌ? BÍ QUYẾT XÂY DỰNG CAREER PATH THÀNH CÔNG

HR LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH NHÂN SỰ

CÔNG TY TNHH CAREERTODAY

Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom

72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Văn phòng: 20 Nguyễn Trường Tộ Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Di động (Ms Anna): +84 877 699 759

Email: ess@careertoday.com.vn

Website: careertoday.com.vn

Đăng ký nhận bản tin Careertoday để nhận các công việc mới nhất đã đăng, ứng cử viên và các tin tức mới nhất

Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb