CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG EMPLOYER BRANDING HIỆU QUẢ
Ngày nay, thị trường tuyển dụng vô cùng phát triển và mức độ cạnh tranh cao. Để thu hút được ứng viên tiềm năng và nổi bật so với đối thủ, việc xây dựng Employer Branding là một tiêu chí quan trọng cần phát triển của doanh nghiệp. Vậy Employer Branding là gì và chiến lược xây dựng Employer Branding như thế nào cho hiệu quả thì CareerToday sẽ chia sẻ trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm Employer Branding
Employer Brand (Thương hiệu nhà tuyển dụng) là uy tín thương hiệu của công ty dưới tư cách là nhà tuyển dụng, sử dụng để gây ấn tượng với người khác. Employer Brand của doanh nghiệp càng lớn, càng nổi tiếng thì sẽ càng dễ thu hút được nhiều ứng viên ưu tú.
Employer Branding là những hoạt động mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện với mục đích quảng bá hình ảnh, truyền tải thông điệp với mục tiêu xây dựng nên thương hiệu doanh nghiệp, gây ấn tượng với cộng đồng, đặc biệt là ứng viên tiềm năng.
2. Tầm quan trọng của Employer Brand
· Thu hút ứng viên, tuyển dụng hiệu quả: Employer Brand giúp công ty quảng bá hình ảnh và tạo ấn tượng trong tâm trí ứng viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút và thuyết phục ứng viên trong tuyển dụng. Đồng thời, quá trình tuyển dụng cũng sẽ chủ động, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
· Giữ chân nhân sự: Những công ty sở hữu thương hiệu nhà tuyển dụng lớn góp phần tăng sự coi trọng của nhân viên hiện tại, tăng thêm sự gắn kết của tổ chức, giữ chân nhiều nhân viên, hạn chế tỷ lệ nghĩ việc và nâng cao hiệu suất làm việc. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế được chi phí cho quá trình tuyển dụng và đào tạo.
· Tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động: Thị trường tuyển dụng trở nên cạnh tranh hơn giữa những ứng viên và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nhu cầu việc làm của ứng viên bắt đầu có nhiều so sánh, Employer Brand càng lớn sẽ càng được ưu tiên giữa nhiều sự lựa chọn.
3. Chiến lược xây dựng Employer Branding
Bước 1. Xác định mục tiêu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu chiến lược cụ thể như thu hút nhiều đơn ứng tuyển, ứng viên chất lượng cao, tăng mức độ tương tác, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng tỉ lệ chấp nhận thỏa thuận từ nhà tuyển dụng, ...
Bước 2. Xây dựng chân dung ứng viên
Liệt kê những kỹ năng mà một ứng viên cần đáp ứng để phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần phải xem xét mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên phù hợp với công ty.
Bước 3. Xác định EVP (Employee Value Proposition)
Định vị giá trị nhân sự của doanh nghiệp là yếu tố lợi thế cạnh tranh của thương hiệu nhà tuyển dụng giúp làm nổi bật và tăng mức cạnh tranh. EVP bao gồm 5 yếu tố chính: Chính sách đãi ngộ, chế độ lương thưởng, sự nghiệp, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp.
Bước 4. Lựa chọn kênh truyền thông thương hiệu tuyển dụng
Doanh nghiệp xác định sẽ sử dụng kênh truyền thông phù hợp để quảng bá EVP của doanh nghiệp. Cụ thể là website tuyển dụng, mạng xã hội, trang tuyển dụng, chiến dịch quảng cáo, hội thảo, hội chợ việc làm, …
Bước 5. Đánh giá và đo lường kết quả
Cuối cùng, việc đánh giá và đo lường hiệu quả được dựa trên những mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu. Mức độ thành công sẽ thể hiện trên những kết quả mà chiến lược đem lại đã đủ đáp ứng được các mục tiêu đề ra hay chưa. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý để cải thiện chiến lược trong các mùa tuyển dụng tiếp theo. Việc đánh giá thông qua những số liệu cụ thể.
Employer Branding là một phần không thể thiếu trong chiến lược nhân sự của các tổ chức, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn.
Bài viết liên quan:
BẬT MÍ TOP 5 LỜI NÓI DỐI “NGỌT NGÀO” TRONG TUYỂN DỤNG
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Văn phòng: 20 Nguyễn Trường Tộ Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 877 699 759
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb