Headhunter là gì? Công việc của Headhunter và Dịch vụ Headhunt
Với thị trường tuyển dụng sôi động như hiện nay, thì thuật ngữ “Headhunter” đã không còn quá xa lạ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ “Headhunter là gì?”. Hãy cùng CareerToday tìm hiểu xem Headhunter là gì và công việc của họ ra sao nhé!
Headhunter được ví như “người thợ săn” là người có những kỹ năng và tố chất đặc biệt chuyên “đi săn” những ứng viên phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
Trong bối cảnh hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn “chiêu mộ nhân tài” để xây dựng công ty phát triển. Bên cạnh đó, ứng viên nào cũng mong muốn tìm doanh nghiệp có đãi ngộ tốt, đồng thời có một công việc phù hợp với tính cách, đam mê, sở trường của mình. Do đó, Headhunter trở thành “ông tơ bà nguyệt” sẽ “se duyên” cho doanh nghiệp và ứng viên đến với nhau.
Headhunter là “người thợ săn” ứng viên cho các doanh nghiệp
Mức độ cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng ngày càng cao gây khó khăn và áp lực cực lớn cho việc tuyển dụng nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp ví dụ như CEO, Giám đốc, Quản lý, Trưởng bộ phận,… hoặc những nhân sự có trình độ chuyên môn cao ở mảng công nghệ thông tin, y tế,... Bởi những ứng viên “lý tưởng” thường sẽ không công khai hồ sơ xin việc của mình trên các trang tuyển dụng hoặc nộp đại trà vào các doanh nghiệp đang tuyển. Đồng thời với những hạn chế về mối quan hệ và mức độ am hiểu ở nhiều lĩnh vực, nên bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp khó có thể tự tìm được ứng viên phù hợp. Do đó nhà tuyển dụng sẽ cần tìm đến các Headhunter.
Những tố chất và kỹ năng cần thiết của một Headhunter
Để trở thành một Headhunter thành công, những ngoài những tố chất quan trọng như tính nhạy bén, thông minh, sáng tạo,… Headhunter còn là người đặc biệt kiên nhẫn, bởi đối với các vị trí khó, quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp có thể kéo dài nhiều tháng, gặp gỡ tiếp xúc với rất nhiều ứng viên.
Headhunter cũng được biết đến như những người có thu nhập rất cao, điều đó hoàn toàn chính xác và hoàn toàn dễ hiểu khi công việc này đòi hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng đặc biệt. Một số kỹ năng quan trọng như:
- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng
Công việc của một Headhunter hay còn gọi là Dịch vụ Headhunt
Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có bộ phận nhân sự chuyên biệt để phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Họ có thể tuyển được hầu hết các vị trí, nhưng đối với các vị trí cấp cao hoặc yêu cầu năng lực đặc biệt, bộ phận nhân sự vẫn cần phải tìm đến Headhunter để có được ứng viên phù hợp. Lý do nào mà Headhunter quyền lực đến vậy?
- Bằng sự am hiểu về thị trường nhân sự trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, Headhunter luôn có sẵn một cơ sở dữ liệu ứng viên riêng phù hợp.
- Phạm vi hoạt động của các Headhunter sẽ được chia theo ngành nghề và chuyên môn, mỗi Headhunter thường sẽ phụ trách một lĩnh vực nhất định. Do đó, khả năng doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp sẽ rất cao nếu họ liên hệ với Headhunter cùng lĩnh vực.
Dù đa dạng lĩnh vực, nhưng công việc của mỗi Headhunter đều có những điểm chung trong quy trình làm việc gồm 30 bước được khái quát hóa thành 3 nhóm công việc sau:
Tìm kiếm khách hàng
Headhunter giỏi luôn biết cách xác định đâu là khách hàng mục tiêu của mình, đồng thời nghiên cứu chi tiết về khách hàng đó. Sau đó, Headhunter tìm ra phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu, lên những cuộc hẹn để giới thiệu về dịch vụ, công ty và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Cuối cùng là những công việc liên quan đến đàm phán ký kết hợp đồng.
Tìm kiếm ứng viên
Headhunter luôn sẵn sàng thu thập dữ liệu của ứng viên, đặc biệt trong phạm vi họ thường hoạt động.
- Sau khi nhận được yêu cầu cụ thể của khách hàng, Headhunter sẽ nghiên cứu rất kỹ về mô tả công việc đó để trao đổi tư vấn cho khách hàng.
- Phân tích những thông tin mà các doanh nghiệp yêu cầu để tìm ra những tiêu chí cũng như những điểm mấu chốt quan trọng của vị trí đó.
- Lọc hồ sơ.
- Gặp gỡ, phỏng vấn và đánh giá sự phù hợp của ứng viên
- Giới thiệu ứng viên cho khách hàng, theo dõi tiến trình và hỗ trợ các bên cho đến khi khách hàng lựa chọn một ứng viên nào đó.
- Hỗ trợ khách hàng và ứng viên đàm phán để thống nhất về quyền lợi, trách nhiệm và công việc cụ thể.
Công việc của một Heahunter: Chọn lọc người giỏi nhất
Công việc của một Headhunter không dừng lại ở tìm ứng viên, việc lọc hồ sơ, tạo ra các buổi phỏng vấn mà còn theo dõi tiến trình làm việc của các ứng viên. Nếu trong một thời gian nhất định, các ứng viên không tiếp tục công việc nữa thì các Headhunter có trách nhiệm bảo hành và phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự để khắc phục cho những trường hợp sau đó.
Đối với những Headhunter cao cấp, công việc của họ còn phức tạp hơn nhiều. Họ phải phân tích các thông tin về thị trường để cung cấp những dữ liệu quan trọng cho doanh nghiệp, ứng viên. Ngoài ra họ còn phải là một người am hiểu về kinh doanh và là cầu nối cho các mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp.
Công việc của một Headhunter: Tư vấn cho các ứng viên
Nhìn chung, Headhunter là một nghề khá hấp dẫn và giải quyết được nhiều bài toán nhân sự hóc búa của doanh nghiệp. CareerToday hy vọng những thông tin trên sẽ mở ra những hiểu biết đầy đủ cho bạn về những thắc mắc về nghề Headhunter.
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 907 950 144
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb