ess@careertoday.com.vn

ess@careertoday.com.vn

0907950144

0907950144

Sáng 8h-12h & Chiều 13h-17h

Sáng 8h-12h & Chiều 13h-17h

Hiện nay, HRBP đang được nhiều người quan tâm và trở thành những chuyên gia được “săn đón” hàng đầu. Vì đây là vị trí “át chủ bài” có tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp, người đóng vai trò cầu nối giữa nhân sự và kinh doanh. Theo LinkedIn, có hơn một triệu chuyên gia HRBP hiện đang làm việc với vai trò này trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về HRBP là gì, tầm quan trọng của HRBP, cũng như các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một HRBP chuyên nghiệp.

HRBP
HRBP

1. HRBP là gì?

HRBP là gì?
HRBP là gì?

HRBP là viết tắt của Human Resource Business Partner, nghĩa là “Nhân sự – đối tác kinh doanh” hay còn gọi là “Đối tác nhân sự”. Từ này bắt nguồn từ cụm từ “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược” từ những năm 1990. Tuy nhiên đến năm 1997 thì thuật ngữ này đã được Dave Ulrich cụ thể hóa hơn trong cuốn sách “Human Resource Champions”. Tại đây, ông đã đề cập đến khái niệm “HRBP – Human Resource Business Partner”.

HRBP là một vị trí cấp cao trong bộ phận Nhân sự, đối tác với các phòng ban khác trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Đây vừa là đại diện cho những người lao động, vừa là cầu nối giữa các bộ phận khác.

2. Sự khác nhau giữa HR và HRBP

Sự khác nhau giữa HR và HRBP
Sự khác nhau giữa HR và HRBP
Human Resource (Quản trị nhân sự)
  • Tuyển dụng nhân sự.
  • Đào tạo và phát triển nhân sự.
  • Phụ trách vấn đề lương, thưởng và phúc lợi nhân viên.
  • Quản lý quy trình nghỉ việc.

  • Quản lý hiệu suất công việc.

Human Resource Business Partner (Nhân sự – Đối tác kinh doanh)
  • Xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược công ty.
  • Sắp xếp nhân sự phù hợp với từng phòng ban.

  • Tổ chức đào tạo nhân sự nòng cốt và đội ngũ kế cận.

  • Phối hợp cùng các phòng ban triển khai vận hành doanh nghiệp.

  • Tư vấn điều hành doanh nghiệp với lãnh đạo cấp cao.

3.Tầm quan trọng của HRBP trong doanh nghiệp

Đối tác chiến lược (Strategic Partner)

HRBP phối hợp với các phòng ban để thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề xuất phương hướng điều chỉnh phù hợp. HRBP là người nắm rõ năng lực của nhân sự. Từ đó, họ sẽ tư vấn, điều chỉnh và tái cấu trúc nhân sự theo nhu cầu thực tế của các phòng ban, tái cấu trúc nhân sự.

Đối tác chiến lược (Strategic Partner)
Đối tác chiến lược (Strategic Partner)
Quản lý hoạt động (Operations Manager)

HR Business Partner là người quản lý điều hành chung, tuyên truyền văn hóa, quy định, chính sách, quy trình làm việc và chế độ đãi ngộ, … của công ty. Đồng thời, họ cũng giám sát việc thực hiện chính sách và đánh giá hiệu suất, thái độ và tác phong của nhân viên. Từ đó, kết hợp với bộ phận HR để tìm được những nhân viên có năng lực tốt, phù hợp với các vị trí chủ chốt trong công ty.

Phản ứng khẩn cấp (Emergency Responder)

Tiếp nhận, xử lý và phản hồi những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên. Ngoài ra, họ còn dự đoán trước các tình huống, để đưa ra phản ứng kịp thời, tránh những rủi ro cho doanh nghiệp.

Người hòa giải (Employee Mediator)

HRBP sẽ hòa giải, ứng phó với các mâu thuẫn có thể để không ảnh hưởng đến cấu trúc nhân sự của công ty. Ngoài ra, họ còn chuyên nắm bắt tâm lý nhân viên để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.

4. Mô tả công việc của HR Business Partner

 Tham gia cuộc họp với các phòng ban kinh doanh

HRBP có trách nhiệm nắm bắt các cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất phương án giúp các phòng ban lập kế hoạch chiến lược nhân sự, kế hoạch kế nhiệm và đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

Phân tích công việc, nhu cầu đào tạo, xây dựng con đường sự nghiệp cho từng đơn vị

Vị trí này phải kết hợp với các nhân sự trong phòng HR, sau đó thông qua quản lý phòng ban khác để xây dựng lộ trình phát triển, triển khai, theo dõi và báo cáo kết quả. Đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với từng phòng ban.

Thiết lập hệ thống KPI cùng với C&B

Thiết lập hệ thống KPI và hướng dẫn đánh giá nhân sự định kỳ. Từ đó, tiến hành kết hợp với C&B triển khai các chính sách khen thưởng cho nhân viên.

Thiết lập hệ thống KPI cùng với C&B
Thiết lập hệ thống KPI cùng với C&B
Quan sát, lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ nhân viên

HRBP sẽ thấu hiểu nhu cầu, khó khăn của từng nhân viên để có phương án tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho họ.

5. Những năng lực quan trọng cần có đối với HRBP

Cấp độ HRBP Specialist (3 năng lực)

Năng lực 1: Hiểu về mô hình kinh doanh của Business Unit – đơn vị kinh doanh chiến lược.

Năng lực 2: Tư vấn thiết lập cấu trúc doanh nghiệp, chiến lược nguồn lực của BUs

Năng lực 3: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nguồn lực

Cấp độ HRBP Supervisor (5 năng lực)

Cấp độ này đưa ra thêm 2 kỹ năng nữa mà bạn cần có gồm:

Năng lực 4: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tích

Năng lực 5: Khả năng thiết kế hệ thống Career Development - Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp.

Cấp độ HRBP Manager (7 năng lực)

2 năng lực bổ sung so với 2 cấp độ trên là:

Năng lực 6: Hiểu và vận dụng linh hoạt Total Reward - hệ thống đãi ngộ bao gồm các chính sách lương thưởng

Năng lực 7: Xây dựng mối quan hệ vững mạnh với đối tác và các phòng ban

HRBP là một bộ phận có vai trò quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ HRBP – mũi tên vàng trong ngành Nhân sự.

Bài viết liên quan:

CAREER PATH LÀ GÌ? BÍ QUYẾT XÂY DỰNG CAREER PATH THÀNH CÔNG

HR LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH NHÂN SỰ

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG EMPLOYER BRANDING HIỆU QUẢ

Đánh giá

Sản phẩm này được đánh giá

5/5

CÔNG TY TNHH CAREERTODAY

Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom

72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Di động (Ms Anna): +84 907 950 144

Email: ess@careertoday.com.vn

Website: careertoday.com.vn

Đăng ký nhận bản tin Careertoday để nhận các công việc mới nhất đã đăng, ứng cử viên và các tin tức mới nhất

Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb