Overthinking Là Gì? Cách Để Dập Tắt Overthinking
Overthinking là gì?
Overthinking nghĩa là gì? Overthinking, hay hành động overthink, được hiểu là tình trạng suy nghĩ quá nhiều. Bạn liên tục đánh giá và cảm thấy không hài lòng, đau khổ với những suy nghĩ mà bạn có. Tâm trí bạn xoay quanh những vấn đề lặp đi lặp lại nhiều đến mức chúng gây cản trở đến cuộc sống của bạn.
Overthinking thường được chia làm hai phân nhánh: suy tư về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.
Khi bạn nghĩ nhiều, bạn có xu hướng cảm thấy mắc kẹt và không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thực chất, theo chia sẻ của nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley, “overthinking không phải lúc nào cũng xấu”.
Tâm lý lo lắng về thứ gì đó trong một thời gian ngắn có thể thúc đẩy bạn hành động. Tuy nhiên, overthinking sẽ chuyển hướng thành một dạng tâm lý độc hại nếu như nó trở thành chướng ngại vật ngăn cản bạn đạt được mục tiêu đã đặt ra, hay ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày và tinh thần của bạn.
Overthinking là suy nghĩ quá nhiều mà vẫn khó giải quyết được vấn đề.
Dấu hiệu bạn đang overthinking và lý do tại sao
Theo số liệu của Glints Việt Nam, có đến 93% bạn bị overthinking thường xuyên và 78% trong số đó luôn đau đầu vì chuyện công việc và học tập. Số người overthinking vì chuyện tình cảm chỉ chiếm 11%, còn lại là chuyện gia đình và các vấn đề khác.
Vậy dấu hiệu để nhận biết bạn có thể đang overthink là gì? Nghía qua một số đặc điểm sau nhé:
- Không thể nghĩ đến việc gì khác (ngoài vấn đề bạn đang gặp phải)
- Không thể thư giãn, nghỉ ngơi
- Liên tục lo lắng, bất an
- Mệt mỏi về tinh thần
- Nhiều suy nghĩ tiêu cực
- Suy nghĩ liên tục về trải nghiệm/tình huống nào đó
- Nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất
- Nghi ngờ quyết định của bản thân
- Phóng đại tiểu tiết
Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và với tần suất cao, bạn sẽ dễ dàng bị khủng hoảng tinh thần. Và tại sao lại xảy ra hành động overthinking này?
Suy nghĩ nhiều là cách bạn cố kiểm soát tình hình và để cảm thấy tự tin hơn với những việc sắp xảy đến. Theo bác sĩ thần kinh lâm sàng Sanam Hafeez, khi chúng ta overthinking, não bộ sẽ chuyển sang chế độ phân tích.
Khi đó, suy nghĩ của chúng ta xoay quanh các viễn cảnh và dự kiến về tương lai. Khi có được giải pháp nhất định, tất nhiên nỗi lo lắng sẽ được giảm thiểu tối đa.
Tuy vậy, khi ta không thể thoát khỏi trạng thái phân tích, dòng suy nghĩ sẽ trở thành một vòng lặp, dẫn đến tình trạng tiêu cực hoá, quan trọng hoá vấn đề, dẫn đến “bệnh suy nghĩ lung tung”.
Tác hại của việc overthinking
Dù overthinking ở dạng nào, nó đều có ảnh hưởng đến cả tinh thần, sức khoẻ tâm lý và hiệu suất công việc.
Một người khi nghĩ quá nhiều sẽ chịu những tác hại như sau:
Ảnh hưởng đến sức khoẻ
Người có xu hướng nghĩ quá và tiêu cực hoá vấn đề sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ. Nguyên do chính là sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thần kinh khi liên tục overthinking.
Ảnh hưởng đến công việc, học tập
Suy nghĩ quá nhiều khiến bộ não và hệ thần kinh luôn trong quá trình tiếp thụ thông tin và hoạt động.
Đến một giới hạn nhất định, bạn sẽ thấy quá tải, lo lắng kèm mệt mỏi. Bạn còn có nguy cơ bị nhức mỏi cơ thể, đau đầu, thậm chí chán ăn, mất ngủ; từ đó khó tập trung làm việc hay học hành.
Việc suy nghĩ quá mức tiêu cực còn khiến khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo bị trì trệ. Đây chính là mối nguy hại cho cả công việc và cuộc sống.
Tác hại khi overthink là gì? Bạn sẽ bị ảnh hưởng cả sức khoẻ và tinh thần.
Khắc phục tình trạng overthinking như thế nào?
Đánh lạc hướng bản thân
Thay vì ngồi không và suy tư không ngừng về một việc, bạn có thể tự “đánh trống lảng”.
Não bộ có thể tìm ra giải pháp cho một vấn đề hiệu quả hơn khi bạn tập trung làm một việc khác, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn, làm vườn.
Ngoài ra, đánh lạc hướng dòng suy nghĩ chính là cho phép bản thân bạn nghỉ ngơi. Bạn không chỉ làm được việc gì đó hữu ích hơn mà còn có thể tìm ra lối thoát cho vấn đề trước đó mà không cần nghĩ quá nhiều về nó.
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 907 950 144
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb