PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN STAR
Phương pháp phỏng vấn STAR là gì?
Phương pháp phỏng vấn STAR là một kỹ thuật bạn có thể sử dụng để chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi và tình huống. STAR là viết tắt của: Situation (tình huống) - Task (nhiệm vụ) - Action (hành động) - Result (kết quả). Phương pháp này sẽ giúp bạn chuẩn bị các câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn bằng cách sử dụng các ví dụ thực tế.
Các nhà tuyển dụng hỏi các câu hỏi phỏng vấn về hành vi để xác định xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Bằng cách sử dụng mô hình STAR, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang giải quyết đầy đủ câu hỏi của người phỏng vấn đồng thời thể hiện cách bạn có thể vượt qua những thử thách trước đây và thành công như thế nào.
Phương pháp STAR hoạt động như thế nào?
Phương pháp STAR giúp bạn tạo ra một câu chuyện dễ theo dõi với xung đột và cách giải quyết rõ ràng. Đây là ý nghĩa từng phần của kỹ thuật:
Situation (tình huống)
Tạo tiền đề cho câu chuyện bằng cách chia sẻ bối cảnh xung quanh tình huống hoặc thách thức mà bạn phải đối mặt. Trong hầu hết các trường hợp, tốt nhất bạn nên mô tả các tình huống công việc có liên quan trực tiếp với kinh nghiệm mà đang ứng tuyển, cũng có thể chia sẻ về các dự án học tập hoặc công việc tình nguyện. Bạn cũng cần phải nói về một trường hợp cụ thể hơn là các trách nhiệm chung của bạn.
Trong phần này bạn chỉ nên dành ra dành ra một thời gian ngắn cho câu trả lời của mình, vì người phỏng vấn quan tâm hơn đến những hành động bạn đã làm và kết quả bạn nhận được. Chia sẻ lượng chi tiết phù hợp bằng cách xác định hai hoặc ba phần thông tin quan trọng nhất cần thiết để cung cấp cho người phỏng vấn đủ bối cảnh về tình huống.
Ví dụ: “Trong vai trò cuối cùng của tôi với tư cách là nhà thiết kế chính, đã có lúc nhóm của tôi thiếu nhân sự và phải đối mặt với một lượng công việc tồn đọng đáng kể. Những người quản lý đã đặt ra những thời hạn không thực tế, điều này đã gây ra căng thẳng cho nhóm của tôi và ảnh hưởng đến tinh thần."
Task (nhiệm vụ)
Mô tả trách nhiệm hoặc vai trò của bạn trong tình huống hoặc thách thức. Nói cách khác, thảo luận về mục tiêu hoặc nhiệm vụ đặt ra cho bạn. Phần này yêu cầu một lượng thời gian tối thiểu tương tự như phần tình huống. Một lần nữa, hãy xem xét chỉ một hoặc hai điểm minh họa tốt nhất cho nhiệm vụ bạn cần hoàn thành.
Ví dụ: “Với tư cách là trưởng nhóm, nhiệm vụ của tôi không chỉ là đảm bảo nhóm của tôi đáp ứng đúng thời hạn mà còn làm việc với các bộ phận khác và giữ cho nhóm của tôi có động lực.”
Action (hành động)
Trả lời cho câu hỏi: Bạn đã làm để xử lý tình huống hoặc vượt qua thử thách? Phần câu trả lời này của bạn yêu cầu mô tả chuyên sâu nhất vì đây là phần lớn chỉ ra mức độ phù hợp của bạn cho một vai trò. Xác định và thảo luận về một số bước có tác động nhất mà bạn đã thực hiện để tìm kiếm thành công.
Thông thường, các thách thức tại nơi làm việc được giải quyết bởi một nhóm; tuy nhiên, việc sử dụng từ “chúng tôi” để mô tả cách bạn đạt được mục tiêu trong một cuộc phỏng vấn là một cạm bẫy phổ biến. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là tập trung vào những gì bạn đã làm trong tình huống. Có thể hữu ích khi nhớ rằng ý định của nhà tuyển dụng là thuê bạn cho vai trò này chứ không phải cho nhóm của bạn, vì vậy bạn nên sử dụng từ “Tôi” để làm nổi bật những đóng góp cụ thể của bạn.
Ví dụ: “Tôi thiết lập một quy trình sáng tạo bao gồm thiết lập thời gian dự định hoàn thành dự án đề ra, lên lịch các cuộc họp hàng tuần với những người quản lý để thảo luận về mục tiêu, chiến lược của nhóm tôi và chia sẻ các cập nhật về tiến độ. Tôi cũng đã thông báo cho nhóm của mình về các quy trình mới, vì vậy họ có thể yên tâm hơn khi biết các vấn đề đang được giải quyết.”
Result (kết quả)
Kết quả bạn đạt được thông qua hành động của mình là gì? Đây cũng là một phần quan trọng trong câu trả lời của bạn cần tập trung vào. Bạn chỉ nên dành ít thời gian hơn để thảo luận về kết quả so với hành động của mình. Quyết định xem hai đến ba kết quả ấn tượng nhất là gì và nói về những kết quả này.
Định lượng thành công của bạn hoặc đưa ra các ví dụ cụ thể về hiệu quả những nỗ lực của bạn nếu có. Ngoài ra, hãy thảo luận về những gì bạn đã học được, cách bạn phát triển và lý do tại sao bạn là một ứng viên tiềm năng thông qua các kinh nghiệm này.
Ví dụ: “Bằng việc chia sẻ một cách minh bạch cho các quy trình của nhóm tôi và trao đổi rõ ràng những kỳ vọng với người quản lý, chúng tôi có thể ưu tiên lại danh sách việc cần làm và hoàn thành mọi thứ đúng hạn, tránh việc tồn đọng. Tôi đã rút ra những bài học này, tiếp tục áp dụng cấu trúc này và kết quả là trong quý tiếp theo, chúng tôi đã rút ngắn thời gian dự án trung bình của mình xuống còn hai ngày. Tôi cũng học được tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng giữa các thành viên trong nhóm. "
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Văn phòng: 20 Nguyễn Trường Tộ Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 877 699 759
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb