PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỰ DO
Bạn đã bao giờ ở trong một nhóm mà ai đó kiểm soát tình hình bằng cách truyền đạt tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của nhóm, niềm đam mê rõ rệt với công việc và khả năng khiến những người còn lại trong nhóm cảm thấy được truyền cảm hứng và động lực? Người này có thể được gọi là một nhà lãnh đạo tự do.
1. Phong cách lãnh đạo tự do là gì?
Lãnh đạo tự do là một phong cách lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho những thay đổi tích cực ở nhân viên. Các nhà lãnh đạo tự do nói chung là những người năng nổ, nhiệt tình và đam mê. Những nhà lãnh đạo này không chỉ quan tâm vào quá trình vận hành công việc, họ còn tập trung vào việc giúp các thành viên trong nhóm phát triển và làm tốt vai trò của mình.
Thông qua năng lực, tầm nhìn và cá tính của họ, các nhà lãnh đạo tự do có thể truyền cảm hứng cho nhân viên phát triển bản thân và tạo động lực làm việc hiệu quả hướng tới các mục tiêu chung cho hoạt động của doanh nghiệp.
2. Các thành phần của phong cách lãnh đạo tự do
Khi các nhà lãnh đạo làm việc với nhân viên của họ để thực hiện những thay đổi một cách hiệu quả, họ dựa vào kỹ năng giao tiếp, sự lôi cuốn, khả năng thích ứng và sự đồng cảm. Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này bao gồm 4 yếu tố chính:
- Cá nhân hóa - Các nhà lãnh đạo lắng nghe mối quan tâm và nhu cầu của nhân viên để có thể hỗ trợ kịp thời. Mỗi cá nhân đều có các nhu cầu và khó khăn riêng. Do đó, nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh các phong cách quản lý của mình để phù hợp với các cá nhân khác nhau trong nhóm của họ.
- Tạo động lực và truyền cảm hứng - Các nhà lãnh đạo có thể nêu rõ tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu hướng đến trong tổ chức, khuyến khích các nhân viên phát triển bản thân và hoàn thành ngoài mong đợi các mục tiêu đó. Họ hiểu rằng những nhân viên có động lực làm việc cao nhất là những người có ý thức và mục đích cao. Những nhà lãnh đạo này không ngại thử thách nhân viên. Họ tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên, đồng thời tạo kiện để các cá nhân có thể bứt phá giới hạn của bản thân và phát triển kỹ năng cần thiết cho công việc.
- Kích thích trí tuệ: Các nhà lãnh đạo khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên, để cho các cá nhân có cơ hội được khám phá những cái mới, những cơ hội mới, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và sáng tạo.
- Ảnh hưởng lý tưởng: Người lãnh đạo đóng vai trò như một hình mẫu lý tưởng cho các nhân viên của họ, bởi vì sự tin tưởng và tôn trọng của nhân viên đối với họ. Các nhân viên sẽ có xu hướng bị ảnh hưởng bởi cách làm việc, tư duy của người hướng dẫn mình.
3. Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do
Ưu điểm
- Tạo ra môi trường làm việc mở trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp ý tưởng, ý kiến để giải quyết các vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra.
- Trách nhiệm, ý thức cá nhân được nâng cao để hoàn thành công việc một cách tự giác, không ép buộc.
- Vấn đề được xem xét và giải quyết theo chiều hướng phù hợp với thực tế.
Nhược điểm
- Người lãnh đạo theo phong cách tự do và nhân viên thường dễ dàng buông thả, không theo nề nếp, kỉ luật. Điều này có thể dẫn tới kết quả của công việc không được ổn định.
- Nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến một số xung đột trong tập thể.
- Năng suất thấp và người lãnh đạo thường xuyên vắng mặt.
“Hình mẫu về phong cách lãnh đạo tự do:
Có một số chuyên gia cho rằng cho phong cách lãnh đạo tự do đó chính là phong cách lãnh đạo của Chị Mai Kiều Liên, một CEO giỏi đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk vươn tầm quốc tế. Các bạn còn biết các nhân vật nào mang phong cách lãnh đạo tự do này không? Hãy chia sẻ cùng Career Today nhé.”
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 907 950 144
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb