VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn Hóa Doanh Nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị cốt lõi về đạo đức, hành vi, cách ứng xử và môi trường làm việc của mỗi công ty. Điều này sẽ tạo nên sự độc đáo của mỗi công ty và ảnh hưởng đến các yếu tố khác, từ hình ảnh của mỗi cá nhân đến hình ảnh của một tổ chức. Nếu các nhân viên tuân thủ và chia sẻ chuỗi giá trị của văn hóa doanh nghiệp, điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty.
Nói một cách dễ hiểu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nghiệp được ví như ‘’phần hồn’’. Trên thực tế, một yếu tố các ứng viên xem xét khi ứng tuyển cho các doanh nghiệp là yếu tố văn hóa doanh nghiệp ở công ty đó có được đề cao hay không? Khi họ cảm thấy giá trị của mình phù hợp với giá trị của doanh nghiệp thì họ sẽ tham gia đóng góp vào công ty.
Với Link Power, văn hóa doanh nghiệp là tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, khách hàng mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Khi nói về văn hóa, câu hỏi đặt ra KHÔNG phải là: “Doanh nghiệp bạn có văn hóa không?” vì rõ ràng doanh nghiệp của bạn CÓ và doanh nghiệp nào cũng CÓ.
Câu hỏi thực sự là:
- Doanh nghiệp bạn có loại văn hóa nào?
- Văn hóa đó có khiến doanh nghiệp tốt hơn không?
- Có mang đến hiệu suất làm việc nhóm hay cá nhân như mong muốn không?
- Có làm khách hàng trở nên thân thiết và có lưu giữ được những Người Giỏi Nhất ở lại không?
Chúng ta thường tập trung năng lượng và sự đầu tư vào chiến lược kinh doanh, tài chính, marketing ... nhưng thực tế cho thấy chiến lược văn hóa có ảnh hưởng lớn hơn bất cứ yếu tố nào. Văn hóa là tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, người mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp
Peter Drucker đã nói: “Văn hóa hoàn toàn đánh bại chiến lược” (Culture eats strategy for breakfast) có lẽ thích hợp với bối cảnh hiện nay hơn bao giờ hết, khi chính đội ngũ nhân viên mới là người định nghĩa doanh nghiệp bạn, làm nên giá trị và danh tiếng của nó.
Văn Hóa và Giá Trị Doanh Nghiệp
Văn hóa là hệ quả của hệ giá trị cốt lõi doanh nghiệp, và hệ giá trị định hình tư duy, thái độ, cách hàng xử và trãi nghiệm của nhân viên.
Khi hỏi ngẫu nhiên các nhân viên “doanh nghiệp bạn có những giá trị cốt lõi nào?” nếu chỉ số ít nhân viên có thể gọi tên hoặc tóm tắt giá trị của tổ chức thì rõ ràng doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến "giá trị của doanh nghiệp".
Với quan điểm: Giá trị là tập hợp các quan điểm được định nghĩ rõ hơn bằng những hành vi được thiết kế, truyền đạt rõ ràng, liên tục và được xem như Luật Tôn Vinh của tổ chức thì giá trị dẫn lối cho các thành viên cách hành động, tương tác thành công với khách hàng, với nhau và với doanh nghiệp.
- Giá trị miêu tả cách hoàn thành công việc, và cho phép các thành viên thấu hiểu “con đường đến mục tiêu cũng quan trọng như chính mục tiêu”.
- Giá trị giúp đảm bảo rằng: dưới mọi áp lực, chúng ta vẫn làm những gì tốt nhất cho nhiều người nhất về lâu dài.
- Giá trị cũng là công cụ thu hút và là bộ lọc tuyệt vời để giúp doanh nghiệp xây dựng, phát triển và nhân rộng đội ngũ.
Giá trị cho doanh nghiệp 2 điều quan trọng: tăng trưởng và sao chép chính mình.
Các doanh nghiệp muốn đi lâu và dài thì không chỉ chú trọng về mặt lợi nhuận mà còn phải phát triển song song yếu tố văn hóa doanh nghiệp.
Tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Khi một công ty có văn hóa vững mạnh phù hợp với các mục tiêu và chiến lược dài hạn sẽ tạo ra niềm tự hào của mỗi cá nhân, từ đó giúp các nhân viên luôn phấn đấu và cống hiến hết mình để đạt mục tiêu chung. Điều này góp phần giúp các nhà lãnh đạo quản lý công việc và hiệu quả dễ dàng, còn người lao động cảm thấy thoải mái khi cống hiến.
Phần lớn các doanh nghiệp lớn ở trong nước và thế giới xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng. Ví dụ, Vinamilk xây dựng rất rõ ràng các giá trị và chính sách dành cho nhân viên trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh nghiệp đều được thể hiện rất rõ.
Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên của Vinamilk.”
Đối với nhân viên: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”
Đối với khách hàng: “Vinamilk cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk cam kết chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực với mọi giao dịch.”
Vinamilk là công ty đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp, điều này góp phần không nhỏ vào sự thành công. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy rằng, văn hóa doanh nghiệp cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.
Văn hóa doanh nghiệp tác động đến nhân viên
Khi doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và truyền đạt hiệu quả đến nhân viên. Điều này sẽ tạo ra 3 yếu tố tích cực. Đầu tiên, thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú với môi trường doanh nghiệp. Thứ hai, giảm bớt được các nguyên tắc quản lý và quy định vì họ nhận thức được vai trò của bản thân trong tập thể và tổ chức. Cuối cùng, giúp cải thiện hiệu suất vì có môi trường làm việc tốt, nhân viên được tôn trọng đưa ra ý kiến, ý tưởng để nâng cao hiệu quả công việc.
Mặc dù vậy, không có nhiều doanh nghiệp hiện nay làm được điều này. Khi nhân viên không cảm thấy yêu thích công việc, các nhu cầu như giao tiếp, kính trọng, tự khẳng định… không được xây dựng, dẫn đến tình trạng chán nản, hiệu quả công việc không cao và thiếu sự gắn bó với doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tác động đến tổ chức
Văn hóa doanh nghiệp được như đường vân tay, mỗi công ty có bản sắc riêng. Một công ty xây dựng tốt VHDN sẽ tác động tích cực đến tổ chức. VHDN giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác tạo nên nét đặc trưng riêng. Không những vậy, VHDN còn là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài, củng cố lòng trung thành với doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Nếu một công ty không xây dựng tốt VHDN sẽ tác động tiêu cực đến nguồn sức mạnh nội tại làm đòn bẩy. Điều này được hiểu là không tận dụng được sức mạnh của nội tại, “chảy máu nhân tài”. Bên cạnh đó, DN cũng bị mất lợi thế cạnh tranh bởi mỗi cá nhân của công ty sẽ truyền đi thông điệp khác nhau do vậy sẽ không gây được danh tiếng.
Văn hóa doanh nghiệp tác động đến khách hàng
Đứng trước thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, quy mô doanh nghiệp không còn là lợi thế cạnh tranh quá khác biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung hơn vào việc chăm sóc khách hàng, mà cụ thể đó chính là coi khách hàng là trung tâm. Điều này sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh, cụ thể:
Điều này sẽ tạo nên phong thái của doanh nghiệp, là cách để nhận diện giữa thương hiệu này và thương hiệu khác. Chúng ta thấy điều này nhất là cách chào hỏi, trang phục của hãng máy bay. Chính triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, đào tạo, giáo dục… hợp thành văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp.
Tạo nên sức hút cho doanh nghiệp. Sức hút ở đây bao gồm sức hút nhân tài và sức hút đối với các nhân viên trung thành, tận tụy với công ty. Một nền văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ tạo nên những con người tốt, cống hiến hết mình vì sự phát triển của công ty.
Khích lệ quá trình cải cách và đổi mới. Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng... Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các nhân viên. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ tạo động lực để họ gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn.
Ngược lại, khi VHDN không được chú trọng sẽ tạo nên những trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng. Chẳng hạn sự cạnh tranh không công bằng giữa các nhân viên để chiến thắng đồng nghiệp thay vì sự chăm sóc khách hàng. Hay là những nhân viên cảm thấy môi trường làm việc quá căng thẳng, cạnh tranh hay “độc hại”, không nhìn rõ định hướng phát triển sẽ khiến nhân viên phải rời bỏ công ty để tìm cơ hội mới.
Tóm lại, VHDN ảnh hưởng tồn tại đến sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng VHDN phải được các chú trọng và xem là chiến lược phát triển công ty lâu dài. Tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng và chú trọng yếu tố con người trong doanh nghiệp là động lực nội tại để doanh nghiệp tiến lên phía trước
CÔNG TY TNHH CAREERTODAY
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Tầng 10, Toà nhà Vincom
72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Di động (Ms Anna): +84 907 950 144
Email: ess@careertoday.com.vn
Website: careertoday.com.vn
Bản quyền © 2018 - 2022 CareerToday. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thiết kế bởi Eraweb